Mắc tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu nên ăn gì, kiêng gì?
Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, các thai phụ chớ có lo lắng vì căn bệnh này có thể kiểm soát được nếu tuân theo một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Để xây dựng thực đơn lành mạnh, các mẹ bầu hãy cùng khám phá ngay những thực phẩm nên ăn và nên kiêng nhé.
1. Tìm hiểu về bệnh tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ hay còn được biết đến là bệnh lý đái tháo đường thai kỳ. Bệnh này xảy ra khi nồng độ đường huyết ở mẹ bầu tăng cao. Nếu không tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học, mẹ bầu rất dễ mắc đái tháo đường vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ.
Ai có nguy cơ cao bị đái tháo đường thai kỳ?
- Mẹ bầu bị thừa cân, béo phì
- Thai phụ > 35 tuổi, bà bầu tuổi càng cao thì nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ càng lớn
- Do di truyền: Có người thân trong gia đình mắc tiểu đường
- Tiền sử bị sảy thai, lưu thai, sinh non
- Tiền sử mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ
![Mac-tieu-duong-thai-ky-me-bau-nen-an-gi-kieng-gi-01.](https://genolife.com.vn/wp-content/uploads/2024/08/Mac-tieu-duong-thai-ky-me-bau-nen-an-gi-kieng-gi-01-1024x683.jpg)
2. Bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Nếu không kiểm soát tốt, tiểu đường thai kỳ có thể là mối đe dọa đối với cả mẹ bầu và thai nhi.
Nguy cơ đối với mẹ bầu
Tiểu đường thai kỳ thực sự là nỗi ám ảnh đối với nhiều mẹ bầu bởi một số biến chứng nguy hiểm mà nó mang lại như:
- Nguy cơ sản giật – tiền sản giật:
- Khả năng cao thai phụ phải sinh con bằng phương pháp mổ
- Mẹ bầu có nguy cơ cao bị tiểu đường type 2 sau sinh
- Nguy cơ băng huyết sau sinh
Tác động của tiểu đường thai kỳ đối với thai nhi
- Em bé có khả năng bị suy hô hấp hoặc hạ đường huyết sau khi sinh
- Trẻ có nguy cơ mắc đái tháo đường hoặc béo phì sau sinh
- Nguy cơ vàng da
3. 7 thực phẩm mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên ăn
Rau xanh
Rau xanh luôn là “người bạn thân thiện” đối với mội mẹ bầu. Không chỉ giàu chất xơ và vitamin, những loại rau củ này còn có chỉ số đường huyết thấp rất phù hợp với bà bầu bị tiểu đường như rau bina, cải ngọt, cà chua, cà rốt,…
![Mac-tieu-duong-thai-ky-me-bau-nen-an-gi-kieng-gi-02](https://genolife.com.vn/wp-content/uploads/2024/08/Mac-tieu-duong-thai-ky-me-bau-nen-an-gi-kieng-gi-02-1024x678.jpg)
Trái cây ít đường
Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ nên cẩn thận trong việc lựa chọn hoa quả. Bởi lẽ có rất nhiều loại trái cây chứa nhiều đường gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới bệnh tình. Gợi ý những loại quả thơm ngon mà lại ít đường cho mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ như cam, ổi, dâu tây, kiwi,…
Các loại ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt có hàm lượng đường thấp và tốt cho sức khỏe hơn rất nhiều so với những loại ngũ cốc tinh chế. Mẹ bầu có thể bổ sung một số loại ngũ cốc nguyên hạt vào thực đơn như gạo lứt, yến mạch,…
Các loại thịt nạc
Bà bầu tiểu đường ăn gì để con không bị thiếu chất? Đây chắc hẳn là nỗi băn khoăn của rất nhiều thai phụ bởi những thực phẩm giàu dinh dưỡng thì lại chứa hàm lượng đường quá cao. Lời khuyên dành cho các mẹ bầu là nên ăn những thực phẩm có protein lành mạnh như thịt nạc, các loại thịt trắng. Thịt lợn nạc, bò nạc, ức gà vừa đảm bảo cung cấp protein cho bé nhưng đồng thời lại giúp mẹ duy trì lượng đường ổn định.
![Mac-tieu-duong-thai-ky-me-bau-nen-an-gi-kieng-gi-03.](https://genolife.com.vn/wp-content/uploads/2024/08/Mac-tieu-duong-thai-ky-me-bau-nen-an-gi-kieng-gi-03-1024x683.jpg)
Cá
Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ nên ăn các món được chế biến từ cá hồi, cá ngừ, cá thu,…Những thực phẩm này rất dồi dào Omega-3 – một loại chất béo không bão hòa rất có lợi cho tim mạch và hệ thần kinh.
Sữa và các chế phẩm từ sữa
Sữa và các chế phẩm từ sữa vẫn có thể góp mặt trong thực đơn của mẹ bầu tiểu đường. Tuy nhiên, mẹ nên lựa chọn các loại sữa tươi, sữa chua không đường hoặc ít đường. Không chỉ giàu vitamin D, các thực phẩm từ sữa còn là nguồn cung cấp canxi dồi dào giúp con phát triển xương chắc khỏe.
Trứng
Mẹ bầu bị đái tháo đường cũng có thể bổ sung trứng gà, trứng vịt nhằm đa dạng hóa thực đơn. Trứng là nguồn cung cấp protein, canxi rất có lợi cho sức khỏe cho cả mẹ và bé. Để hạn chế đường và chất béo, mẹ bầu chỉ nên ăn trứng luộc.
4. Mẹ bầu mắc đái tháo đường không nên ăn gì?
Tinh bột
Tinh bột là “thủ phạm” làm tăng lượng đường huyết của mẹ bầu. Vì vậy, mẹ nên tránh một số thực phẩm rất giàu tinh bột điển hình như khoai tây, khoai lang.
![Mac-tieu-duong-thai-ky-me-bau-nen-an-gi-kieng-gi-04](https://genolife.com.vn/wp-content/uploads/2024/08/Mac-tieu-duong-thai-ky-me-bau-nen-an-gi-kieng-gi-04-1024x792.jpg)
Các món chứa nhiều chất béo bão hòa
Chất béo bão hòa được coi là “kẻ thù số 1” đối với các thai phụ mắc đái tháo đường. Nếu mẹ đang thắc mắc những món nào chứa nhiều chất béo bão hòa thì câu trả lời là thịt bò mỡ, thịt lợn mỡ, da các loại gia cầm,…
Thức ăn nhanh
Bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ nên hạn chế tiêu thụ thức ăn nhanh và đồ chiên rán. Không chỉ nhiều dầu mỡ, những món này còn chứa rất nhiều calo dễ khiến mẹ tăng cân, tăng lượng đường huyết.
5. Nguyên tắc ăn uống cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ
Nguyên tắc 1: Chia nhỏ bữa ăn
Để duy trì lượng đường huyết ổn định, mẹ bầu nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Cụ thể mẹ có thể ăn 2-3 bữa phụ đan xen 3 bữa chính.
Nguyên tắc 2: Hạn chế ăn tinh bột vào buổi sáng
Lượng đường huyết thường có xu hướng gia tăng vào buổi sáng, đó là lý do các mẹ bầu không nên ăn nhiều tinh bột vào bữa sáng.
Nguyên tắc 3: Nên ăn rau xanh trước mỗi bữa chính
Theo lời khuyên cả các chuyên gia, mẹ bầu nên ăn ít nhất 500-600g rau xanh trước mỗi bữa chính để tránh tăng đường huyết.
KẾT LUẬN
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn nhiều rau xanh, trái cây ít đường và protein lành mạnh. Để tránh nguy cơ tiểu đường chuyển biến nặng, mẹ nên hạn chế ăn tinh bột, chất béo bão hòa và thức ăn nhanh. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!