Vitamin cho mẹ bầu: Lợi ích và cách bổ sung an toàn, hiệu quả

Bổ sung vitamin cho bà bầu là hoạt động vô cùng cần thiết trong thời kỳ mang thai. Không những giúp mẹ tăng sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật; vitamin còn giúp thai nhi phát triển toàn diện. Vậy mẹ bầu cần bổ sung những loại vitamin nào, hãy cùng GENOLIFE khám phá ngay nhé! 

Vitamin-cho-me-bau-loi-ich-va-cach-bo-sung-an-toan-hieu-qua-01

1. 3 lợi ích khi bổ sung đầy đủ vitamin cho mẹ bầu

Bổ sung vitamin trong quá trình mang thai là vô cùng quan trọng đối với các mẹ bầu. Bởi lẽ đây là giai đoạn mà mầm sống nhỏ đang bắt đầu hình thành và phát triển trong cơ thể mẹ. Hơn thế nữa, 9 tháng mang bầu cũng là khoảng thời gian mà cơ thể vô cùng nhạy cảm. Mẹ có thể dễ dàng bị tấn công bởi các virus gây bệnh dẫn tới ảnh hưởng tiêu cực cho thai nhi. Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo lắng khi có “lá chắn bảo vệ” vitamin với 3 lợi ích nổi bật: 

  • Tăng cường sức đề kháng cho thai phụ, giúp ngăn ngừa một số bệnh lý thường gặp khi mang thai 
  • Vitamin cho mẹ bầu giúp thai nhi phát triển toàn diện 
  • Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi 

2. Điểm danh 5+ loại vitamin và khoáng chất thiết yếu dành cho mẹ bầu

Axit folic (Vitamin B9)

Axit folic hay vitamin B9 đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển não bộ của thai nhi. Hơn thế nữa, axit folic còn được biết tới là chất giúp phòng ngừa dị tật bẩm sinh như khuyết tật ống thần kinh. 3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn bé yêu bắt đầu hình thành các cơ quan, do đó đây cũng là thời điểm dị tật xuất hiện. Vì vậy tam cá nguyệt thứ nhất là mốc thời gian lý tưởng để mẹ bầu tăng cường axit folic. 

Axit folic thường có trong những loại rau xanh thẫm như rau chân vịt, diếp cá hoặc trong gan, thận bò. 

Vitamin-cho-me-bau-loi-ich-va-cach-bo-sung-an-toan-hieu-qua-02

Vitamin A

Đây cũng là một loại vitamin thiết yếu dành cho phụ nữ mang thai. Không chỉ giúp thai phụ tăng cường miễn dịch, vitamin A còn có chức năng bảo vệ biểu mô, bảo vệ mắt. 

Mẹ bầu có thể bổ sung vitamin qua chế độ ăn uống với những thực phẩm như cà chua, cà rốt, đu đủ,…

Vitamin C

Vitamin C chắc hẳn không còn xa lạ đối với các bà bầu. Loại vitamin này hầu như có mặt trong các loại hoa quả, dồi dào vitamin C nhất thì phải kể đến cam, quýt, bưởi, chanh,…

Công dụng của vitamin C là giúp tăng cường sức đề kháng, giúp các thai phụ tránh xa tình trạng táo bón, nóng trong, nhiệt miệng.

 

Vitamin-cho-me-bau-loi-ich-va-cach-bo-sung-an-toan-hieu-qua-03

Vitamin D

Khác với vitamin C, chức năng của vitamin D là hỗ trợ chuyển hóa các nguyên tố vi lượng như canxi, phospho cho cơ thể. Nhờ có vitamin D mà mẹ bầu có thể hấp thu tối đa canxi, giúp con phát triển xương chắc khỏe. 

Thai phụ có thể hấp thu vitamin D trực tiếp từ tự nhiên bằng cách tắm nắng hoặc bổ sung qua thực phẩm như trứng, sữa,…

Nhóm vitamin B

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần bổ sung 2 loại vitamin B thiết yếu nhất đó là vitamin B1 và B2. 

  • Vitamin B1 đóng vai trò chuyển hóa glucid, giúp mẹ hạn chế tình trạng phù nề. Vitamin B1 có rất nhiều trong gia cầm, các loại đậu,…
  • Trong khi đó, vitamin B2 tham gia vào quá trình hình thành da, tạo máu, phát triển cơ, xương và tế bào của thai nhi. Một số thực phẩm giàu vitamin B2 mẹ bầu có thể cân nhắc như rau, đậu, sữa, thịt bò, cá hồi, ức gà,…

Sắt

Sắt là một trong những loại khoáng chất thiết yếu mà mẹ bầu cần bổ sung trong suốt thai kỳ. Lý do bởi nhu cầu tiêu thụ sắt của phụ nữ mang thai cao hơn hẳn so với người bình thường. Không chỉ làm nhiệm vụ tạo máu, sắt còn tham gia vào quá trình tạo tế bào. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, phụ nữ mang thai lần đầu nên bổ sung 1 viên sắt mỗi ngày cho tới khi sinh 1 tháng. Để bổ sung sắt, mẹ có thể tìm tới một số thực phẩm như rau sẫm màu, các loại thịt đỏ, động vật có vỏ như ngao, sò, ốc,…

Canxi

Không thể thiếu trong danh sách này đó là canxi – khoáng chất bảo vệ mẹ khỏi tình trạng loãng xương, xốp xương đồng thời giúp thai nhi phát triển hệ xương toàn diện. 

Thực phẩm dồi dào canxi nhất phải kể đến như tôm, cua, phomai, trứng, sữa,…

Vitamin-cho-me-bau-loi-ich-va-cach-bo-sung-an-toan-hieu-qua-04

3. Mẹ bầu cần lưu ý gì khi bổ sung vitamin?

Để cơ thể đủ đầy vitamin và khoáng chất, bà bầu nên xây dựng một chế độ ăn dinh dưỡng, đủ chất. Ngoài nguồn dinh dưỡng từ thực phẩm, các mẹ có thể bổ sung các viên uống vitamin, sắt, canxi,…Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, các thai phụ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thực phẩm chức năng. 

4. Hướng dẫn mẹ bầu cách bổ sung vitamin theo từng giai đoạn thai kỳ

Tam cá nguyệt thứ nhất

  • Tháng đầu tiên thai kỳ: Mẹ cần bổ sung axit folic nhằm làm giảm nguy cơ thiếu máu, sinh non và dị tật thai nhi 
  • Tháng thứ hai: Thời điểm này mẹ rất dễ ốm nghén, vì vậy lời khuyên cho các thai phụ là nên bổ sung vitamin C qua các loại quả có múi như cam, quýt, bưởi, chanh.
  • Tháng thứ ba: Magie,vitamin A là những chất quan trọng giúp con phát triển chiều cao, cân nặng và cơ bắp. 

Tam cá nguyệt thứ hai

  • Tháng thứ tư thai kỳ: Đây là giai đoạn mà não bộ của bé đang phát triển, vì vậy mẹ cần tăng cường bổ sung kẽm. 
  • Tháng thứ năm: Đây là giai đoạn vàng mẹ cần bổ sung canxi giúp con có một bộ xương chắc khỏe, giảm thiểu nguy cơ còi xương. 
  • Tháng thứ sáu: Nhu cầu dinh dưỡng trong tháng thứ bắt bắt đầu tăng cao đòi hỏi mẹ cần bổ sung nhiều protein, sắt,…
Vitamin-cho-ba-bau-loi-ich-va-cach-bo-sung-an-toan-hieu-qua-05

Tam cá nguyệt thứ ba

  • Tháng thứ bảy thai kỳ: Thực phẩm mẹ cần ăn lúc này là những loại giàu DHA giúp con thông minh, sáng dạ ngay từ trong trứng nước. 

  • Tháng thứ tám: Trong tháng này mẹ nên ăn nhiều các thực phẩm chứa tinh bột như gạo, ngũ cốc nhằm dự trữ chất béo dưới da.

  • Tháng thứ chín: Bước vào tháng cuối của thai kỳ, về cơ bản thai nhi đã phát triển hoàn thiện và tăng trưởng nhanh về kích cỡ. Điều này có thể gây áp lực đến cơ thể mẹ và làm tăng nguy cơ táo bón. 

Kết luận

Trên đây, GENOLIFE đã liệt kê một số vitamin và khoáng chất thiết yếu cho mẹ bầu. Mẹ nên nhớ rằng, bổ sung dinh dưỡng thai kỳ không chỉ ảnh hưởng tới quá trình sinh nở mà còn tác động tới sức khỏe của mẹ và bé sau sinh. Vì vậy, các chị em cần hết sức lưu ý trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ chất. 



Scroll to Top