Giá 1 lần sàng lọc phôi là bao nhiêu? Vì sao nên sàng lọc phôi tiền làm tổ?

Chi phí sàng lọc phôi nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các cặp đôi vô sinh, hiếm muộn và có dự định làm IVF. Lý do bởi sàng lọc phôi tiền làm tổ là một bước quan trọng nhằm đánh giá sức khỏe của phôi thai, từ đó gia tăng tỷ lệ thành công khi làm IVF. 

1. Vì sao nên làm xét nghiệm sàng lọc phôi?

Sàng lọc phôi là một kỹ thuật phân tích di truyền tiền cấy ghép PGT nhằm phát hiện nguy cơ mắc đột biến NST ở phôi thai. Sàng lọc tiền làm tổ PGT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phương pháp IVF (thụ tinh trong ống nghiệm). 

Xét nghiệm sàng lọc phôi tiền làm tổ có ý nghĩa rất lớn đối với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm:

  • Góp phần thúc đẩy tỷ lệ thành công khi làm IVF 
  • Giảm chi phí làm IVF 
  • Gia tăng cơ hội sinh con khỏe mạnh 
  • Gia tăng tỷ lệ thành công làm IVF ở những phụ nữ lớn tuổi 

Tùy theo mỗi mục đích sàng lọc khác nhau mà phôi thai sẽ được chỉ định làm 1 trong 3 xét nghiệm di truyền tiền làm tổ đó là:

  • Xét nghiệm PGT-A giúp xác định các bất thường trên 23 cặp NST điển hình như phát hiện nguy cơ mắc hội chứng Down, Edwards, Patau,…
  • Xét nghiệm PGT-M có ý nghĩa quan trọng trong việc sàng lọc các bệnh di truyền do đột biến gen lặn, điển hình như bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh)
  • Xét nghiệm PGT-SR sàng lọc được những bất thường do đột biến cấu trúc NST như mất đoạn, chuyển đoạn, thiếu đoạn,..
Gia-1-lan-sang-loc-phoi-la-bao-nhieu-vi-sao-nen-sang-loc-phoi-tien-lam-to-01

2. Đối tượng nào nên làm sàng lọc phôi?

Không phải tất cả các cặp đôi áp dụng phương pháp thụ tinh ống nghiệm đều phải sàng lọc phôi. Chỉ khi có chỉ định từ phía bác sĩ, các bệnh nhân mới cần tiến hành sàng lọc phôi tiền làm tổ PGT. Trong quá trình theo dõi phổi thai, khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường nghi ngờ dị tật phôi, bác sĩ sẽ trao đổi ngay với bệnh nhân và tư vấn làm xét nghiệm sàng lọc. 

Một số đối tượng sau đây thường được tư vấn nên làm sàng lọc phôi PGT, đó là: 

  • Thai phụ lớn hơn 35 tuổi đang làm IVF 
  • Phụ nữ từng sinh con mắc các bệnh di truyền do đột biến NST hoặc do bất thường gen lặn
  • Thai phụ từng sảy thai, lưu thai nhiều lần trước đó 
  • Phụ nữ đã từng chuyển phôi nhiều lần nhưng thất bại 
  • Trường hợp có người thân trong gia đình chồng/vợ mắc bệnh dị tật bẩm sinh
Gia-1-lan-sang-loc-phoi-la-bao-nhieu-vi-sao-nen-sang-loc-phoi-tien-lam-to-02

3. Chi phí 1 lần sàng lọc phôi tiền làm tổ

Mức giá cho 1 lần sàng lọc phôi tiền làm tổ có thể rất khác nhau, điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nhìn chung, chi phí cho 1 lần sàng lọc phôi hiện nay đang dao động khoảng 10-20 triệu đồng/phôi. Để được tư vấn chi tiết hơn về giá tiền sàng lọc phôi, các cặp đôi cần liên hệ với bác sĩ phụ trách. 

Một số yếu tố ảnh hưởng tới chi phí 1 lần sàng lọc phôi:

  • Danh tiếng, uy tín của bệnh viện/trung tâm thực hiện sàng lọc phôi 
  • Trang thiết bị và kỹ thuật xét nghiệm sàng lọc phôi. Hiện nay, công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới (Next-Generation Sequencing, NGS) có mức chi phí cao hơn nhưng lại đảm bảo trả kết quả chính xác hơn. 
  • Giá tiền cho mỗi lần sàng lọc phôi này còn phụ thuộc vào từng phương pháp xét nghiệm như PGT-A, PGT-M hay PGT-SR. 

4. Phôi đã sàng lọc liệu có cần xét nghiệm NIPT trong thai kỳ?

Thông qua quá trình sàng lọc, các bác sĩ có thể lựa chọn được phôi thai chất lượng tốt nhất để thực hiện chuyển phôi vào tử cung của người mẹ. Bởi lẽ phôi thai đã được xét nghiệm tiền làm tổ nên nhiều thai phụ khá yên tâm rằng thai nhi sẽ phát triển khỏe mạnh cho nên không cần làm thêm xét nghiệm NIPT. Trên thực tế, lối suy nghĩ đó khá sai lầm. Dù đã được sàng lọc phôi tiền làm tổ tuy nhiên kết quả này không đảm bảo chính xác tới 100%. Hơn thế nữa, trong quá trình phát triển, thai nhi vẫn có thể nảy sinh một số đột biến. Do đó mẹ bầu mang thai nhờ IVF đã qua sàng lọc phôi nhưng vẫn nên thực hiện siêu âm và tiến hành xét nghiệm NIPT như các thai phụ khác. 

Gia-1-lan-sang-loc-phoi-la-bao-nhieu-vi-sao-nen-sang-loc-phoi-tien-lam-to-03

Mang thai thành công nhờ IVF là một hành trình khó khăn và tốn kém hơn thụ thai tự nhiên rất nhiều, cho nên các mẹ bầu càng cần phải chăm chút và theo dõi sức khỏe thai nhi định kỳ. Mốc 10-12 tuần là thời điểm vàng để mẹ bầu thực hiện xét nghiệm NIPT. 

NIPT là phương pháp sàng lọc trước sinh có độ chính xác cao hơn 99% (đối với Trisomy 21, 18 và 13). Do đó mẹ hoàn toàn có thể an tâm và đặt niềm tin vào xét nghiệm NIPT. 

Xét nghiệm NIPT tại GENOLIFE giúp mẹ bầu có thể trao trọn niềm tin bởi:

  • GENOLIFE là đơn vị tiên phong nhận chuyển giao công nghệ xét nghiệm NIPT (NIFTY) đạt chứng nhận CE-IVD, ISO-13485 từ tập đoàn BGI 
  • GENOLIFE là đối tác tin cậy của bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Thai phụ nhận kết quả NIPT dương tính có thể được hỗ trợ xét nghiệm chẩn đoán tại BVPSHN. 
  • Cung cấp bảo hiểm sàng lọc NIPT cho mọi khách hàng xét nghiệm tại GENOLIFE 

Kết luận

Như vậy, để tiến hành sàng lọc phôi, gia đình cần chuẩn bị khoảng 10-20 triệu đồng cho 1 lần xét nghiệm. Sàng lọc phôi tiền làm tổ góp phần gia tăng tỷ lệ thành công khi làm IVF, tăng cơ hội đón con chào đời mạnh khỏe hơn. Tuy nhiên các cặp đôi cũng nên nhớ rằng dù đã sàng lọc phôi nhưng thai phụ vẫn nên thực hiện siêu âm và các xét nghiệm dị tật định kỳ để theo dõi sức khỏe con yêu nhé. 

Scroll to Top