Thụ tinh trong ống nghiệm bao nhiêu tiền? Làm IVF rồi cần làm NIPT nữa không?

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là “phao cứu sinh” cho rất nhiều cặp đôi vô sinh, hiếm muộn. Trong những năm gần đây, tỷ lệ hiếm muộn ngày càng tăng nhanh hơn bởi các lý do như chế độ sinh hoạt kém lành mạnh, ô nhiễm môi trường,….Đây cũng là nguyên nhân khiến IVF nói chung hay chi phí thực hiện IVF đang được quan tâm nhiều hơn bao giờ hết. 

GIỚI THIỆU VỀ THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM

In-Vitro Fertilization (IVF) hay được biết đến với tên gọi thuần Việt là thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là một phương pháp hỗ trợ sinh sản bằng cách kết hợp trứng và tinh trùng trong môi trường ống nghiệm. 

Phôi được nuôi cấy khoảng từ 2-5 ngày sẽ được chuyển vào tử cung của người vợ để phát triển thành thai nhi. 

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) được coi là phương pháp hỗ trợ sinh sản tiên tiến và có tỷ lệ thành công cao nhất cho tới hiện nay. IVF thực sự là giải pháp hữu ích cho các cặp đôi vô sinh, hiếm muộn đang lao đao trên hành trình tìm con. 

Chi-phi-thu-tinh-trong-ong-nghiem-01

PHƯƠNG PHÁP IVF PHÙ HỢP VỚI AI?

  • Phụ nữ bị rối loạn phóng noãn hoặc tắc nghẽn ống dẫn trứng khiến trứng gặp nhiều khó khăn trong việc thụ thai
  • Phụ nữ > 35 tuổi có xu hướng bị suy giảm chức năng buồng trứng sớm gây cản trở quá trình thụ thai. 
  • Cả hai vợ chồng đều quá độ tuổi sinh sản
  • Phụ nữ bị u xơ tử cung gặp nhiều khó khăn trong quá trình thụ thai tự nhiên 
  • Nữ giới bị lạc nội mạc tử cung gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng của tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng. 
  • Nam giới có ít tinh trùng hoặc lượng tinh trùng yếu, khó thụ thai một cách tự nhiên 
  • Nam giới không có tinh trùng trong tinh dịch (phải tiến hành phẫu thuật lấy tinh trùng từ tinh hoàn hoặc mào tinh) rồi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm 
  • Vợ và/hoặc chồng mang các gen bệnh như Thalassemia có nguy cơ cao di truyền cho con 
  • Các cặp đôi từng thực hiện phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) nhiều lần nhưng thất bại. 
Chi-phi-thu-tinh-trong-ong-nghiem-03

CHI PHÍ IVF - THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM BAO NHIÊU?

Hiện nay, tổng chi phí để thực hiện 1 ca thụ tinh trong ống nghiệm sẽ dao động trong khoảng 70.000.000 – 100.000.000 đồng. Mức giá này bao gồm chi phí khám sức khỏe tổng quát, sàng lọc phôi, chuyển phôi,…

Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí làm IVF:

  • Khả năng kích trứng: Để tiến hành lấy trứng làm IVF, các bệnh nhân nữ phải tiêm thuốc để kích thích trứng rụng. Liều lượng tiêm thuốc này phụ thuộc vào khả năng dự trữ buồng trứng của các chị em. Hiển nhiên, liều lượng tiêm thuốc kích trứng nhiều sẽ kéo theo chi phí làm IVF gia tăng. Thông thường, những phụ nữ có khả năng dự trữ trứng kém sẽ phải sử dụng nhiều thuốc hơn và tốn kém nhiều chi phí hơn. Do đó mức giá làm IVF của từng trường hợp khác nhau sẽ có sự chênh lệch. 
  • Số lượng dự trữ phôi: Một trong các bước quan trọng của quy trình IVF chính là nuôi cấy và dự trữ phôi. Số lượng phôi dự trữ càng nhiều thì mức phí càng cao. 
  • Số lần chuyển phôi: Mức phí cho mỗi lần chuyển phôi tươi vào buồng tử cung của phụ nữ khoảng 7.000.000 đồng. Nếu thành công ngay từ lần chuyển phôi đầu tiên thì các cặp đôi không phải tốn nhiều chi phí. Tuy nhiên không phải cặp đôi nào cũng có may mắn thành công ngay từ lần đầu chuyển phôi. 
  • Sàng lọc phôi: Đây là một xét nghiệm dị tật nhằm sàng lọc và chọn lựa được những phôi thai khỏe mạnh nhất. Giá cho 1 lần sàng lọc phôi dao động trong khoảng 15-20 triệu đồng. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp đều cần phải sàng lọc phôi. 
Chi-phi-thu-tinh-trong-ong-nghiem-02

MANG THAI IVF CÓ CẦN XÉT NGHIỆM NIPT KHÔNG?

Hiện nay, có rất nhiều các cặp vợ chồng lầm tưởng rằng mang thai nhờ phương pháp IVF rồi sẽ không cần làm thêm xét nghiệm dị tật trong thai kỳ. 

Tuy nhiên, sự thực là các thai phụ làm IVF là một trong những đối tượng nên làm xét nghiệm NIPT bởi lẽ:

  • Các sàng lọc dị tật ở giai đoạn phôi thai không thể đảm bảo chính xác 100%
  • Trong thai kỳ, em bé ống nghiệm vẫn có nguy cơ mắc phải một số bất thường thai kỳ như các thai nhi khác. Vì vậy mẹ bầu nhờ IVF không nên bỏ qua các mốc làm siêu âm hoặc xét nghiệm NIPT. 

Xét nghiệm NIPT là phương pháp sàng lọc dị tật do bất thường nhiễm sắc thể tối ưu nhất hiện nay. NIPT hội đủ yếu tố an toàn – chính xác – tin cậy giúp ba mẹ có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của con ngay từ tuần thai thứ 10. 

Hành trình tìm con của các cặp đôi hiếm muộn vô cùng gian nan và tốn kém. Thật không dễ dàng gì mới có thể chuyển phôi thành công, do đó các cặp đôi càng phải cẩn thận hơn trong quá trình chăm sóc thai kỳ.

Kết luận

Để tiến hành làm IVF, các cặp đôi cần chuẩn bị một khoản chi phí khoảng 70.000.000 – 100.000.000 đồng. Bên cạnh yếu tố tài chính, các cặp đôi cũng cần chuẩn bị sức khỏe và tâm lý thật tốt để có thể gia tăng mức độ thành công khi làm IVF. Lưu ý: Thai phụ làm IVF vẫn cần thực hiện siêu âm và các xét nghiệm sàng lọc dị tật để đảm bảo chào đón bé yêu khỏe mạnh chào đời. 



Scroll to Top