Lỡ làm NIPT từ tuần 8 có sao không? Gợi ý thời điểm vàng xét nghiệm NIPT
“Đâu là thời điểm xét nghiệm NIPT tốt nhất?” luôn là nỗi băn khoăn đối với mọi thai phụ. Trên thực tế, thời điểm thực hiện có ảnh hưởng lớn tới độ chính xác của xét nghiệm. Do đó, các mẹ bầu cần nghe theo chỉ định của các bác sĩ trước khi tiến hành làm NIPT.
1. Vì sao không nên xét nghiệm NIPT sớm?
Kỳ thực. các dấu hiệu của dị tật bẩm sinh đã xuất hiện ngay từ tuần 8 của thai kỳ. Tuy nhiên, đây lại không phải là thời điểm lý tưởng để khảo sát và phát hiện nguy cơ.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế (1807/QĐ-BYT) thì tuần 10 là thời điểm sớm nhất để thực hiện xét nghiệm NIPT. Đây cũng là thời điểm sớm nhất trong số các phương pháp sàng lọc dị tật khác như Double Test hay đo khoảng sáng sau gáy.
Đến đây, chắc hẳn nhiều mẹ bầu sẽ thắc mắc rằng “Nếu lỡ xét nghiệm NIPT trước 10 tuần?” thì có sao không? Sau đây là 2 rủi ro các thai phụ có thể gặp phải nếu như đã “lỡ” hoặc “khăng khăng” muốn làm NIPT trước 10 tuần:
- Gia tăng nguy cơ âm tính giả: Là trường hợp thai nhi mắc dị tật do đột biến NST tuy nhiên kết quả xét nghiệm lại là “nguy cơ thấp”/”âm tính”. Lúc này, các thai phụ sẽ thực sự
- Gia tăng nguy cơ dương tính giả: Đây là hiện tượng thai nhi không mang dị tật nhưng kết quả NIPT lại cho biết là “nguy cơ cao”, “dương tính”. Dương tính giả có thể tạo tâm lý hoang mang, lo lắng cho gia đình đồng thời dẫn tới tình huống chọc ối “oan” cho thai nhi.
2. Đâu là thời điểm vàng để xét nghiệm NIPT?
Như vậy, thời điểm là một biến số vô cùng quan trọng đối với độ chính xác của xét nghiệm NIPT. Trong trường hợp làm NIPT quá sớm gây ra các hiện tượng âm tính giả, dương tính giả có thể khiến xét nghiệm mất đi giá trị.
Theo quyết định số 1807/QĐ – BYT của Bộ Y tế thì kể từ tuần 10, các thai phụ có thể tiến hành xét nghiệm NIPT.
NIPT (Non – Invasive Prenatal Testing) là một phương pháp xét nghiệm trước sinh thực hiện phân tách DNA tự do của thai nhi (cffDNA) để sàng lọc các hội chứng dị tật do bất thường NST. Theo các nghiên cứu, kể từ tuần 10 trở đi, lượng cffDNA (DNA tự do của thai nhi trong máu mẹ) bắt đầu ổn định dần. Vì vậy đây chính là thời điểm VÀNG để các thai phụ tiến hành xét nghiệm NIPT.
3. Xét nghiệm NIPT GENOLIFE - thai kỳ tròn vẹn
Xét nghiệm NIPT là một phương pháp sàng lọc dị tật thai nhi tiên tiến nhất hiện nay. Với độ chính xác cao hơn 99% (đối với Down, Edwards và Patau), NIPT là lựa chọn an tâm hàng đầu đối với các thai phụ.
Bên cạnh đó, xét nghiệm NIPT còn được đánh giá cao bởi độ an toàn tuyệt đối. Bởi lẽ quá trình lấy mẫu xét nghiệm vô cùng đơn giản, không hề xâm lấn tới môi trường sống của thai nhi. Để tiến hành làm NIPT, mẹ chỉ cần cung cấp khoảng 7-10ml máu tĩnh mạch.
NIPT GENOLIFE có khả năng phát hiện lên tới 118 hội chứng dị tật thai nhi:
- 3 hội chứng cơ bản: Down (Trisomy 21), Edwards (Trisomy 18), Patau (Trisomy 13)
- 4 hội chứng lệch bội trên cặp NST giới tính: Turner (XO), Siêu nữ (XXX), Jacobs (XYY) và Klinefelter (XXY)
- 19 hội chứng đột biến trên các cặp NST còn lại
- 92 hội chứng do vi mất/lặp đoạn
Xét nghiệm NIPT GENOLIFE
- Phòng Xét nghiệm Di truyền GENOLIFE được Sở Y tế Hà Nội cấp giấy phép hoạt động số: 2909/HNO-GPHĐ
- GENOLIFE ứng dụng công nghệ xét nghiệm NIPT (NIFTY) độc quyền đạt chứng nhận CE-IVD, ISO-13485 của tập đoàn BGI
- Xét nghiệm NIPT đạt chứng chỉ quốc tế ISO 15189
Kết luận
Việc thực hiện NIPT quá sớm có thể làm giảm độ chính xác của kết quả. Để đảm bảo xét nghiệm NIPT đạt hiệu quả tối đa, thai phụ nên lưu ý: thời điểm thích hợp để tiến hành NIPT là từ tuần thứ 10 của thai kỳ. Đặc biệt, giai đoạn từ tuần 12 đến 14 là thời điểm VÀNG để xét nghiệm sàng lọc các dị tật thai nhi.
Viện Công nghệ Di truyền GENOLIFE
Địa chỉ: TT03A-6 Hoàng Thành City, KĐT Mỗ Lao, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội
Facebook: https://www.facebook.com/genolife.com.vn
Email: info@genolife.com.vn
Hotline: 1900.638.023