Vì sao cần xét nghiệm sàng lọc người lành mang gen bệnh?

Liệu bạn đã từng thắc mắc vì sao bố mẹ bình thường nhưng lại sinh con mắc các bệnh di truyền như tan máu bẩm sinh, teo cơ tủy….chưa? Lời giải đáp sẽ có ngay sau khi thực hiện xét nghiệm sàng lọc người lành mang gen bệnh (Carrier Screening). Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây! 

1. Hiện tượng người lành mang gen bệnh

Thuật ngữ Carrier được hiểu là người lành mang gen bệnh. Đây là hiện tượng những người không có triệu chứng lâm sàng nhưng lại tồn tại gen bệnh thể ẩn trong cơ thể. 

Chính vì tồn tại một cách âm thầm cho nên không mấy ai biết mình mang “mầm” bệnh trong người. Mặc dù gen bệnh ẩn không phải là mối nguy cho sức khỏe tuy nhiên nó lại là khởi đầu của chuỗi bi kịch khi người mang gen kết hôn & sinh con. Bởi lẽ nếu bố mẹ là người lành mang gen bệnh thì con sinh ra có nguy cơ cao mắc bệnh.

2. Một số căn bệnh di truyền gen lặn điển hình

Đột biến gen lặn gây ra rất nhiều bệnh di truyền nguy hiểm và khó có khả năng chữa khỏi như Thalassemia, thiếu men G6PD, teo cơ tủy, loạn dưỡng cơ Duchenne,…

Bệnh Tan máu bẩm sinh Thalassemia

Tan máu bẩm sinh Thalassemia là bệnh di truyền gen lặn phổ biến nhất tại Việt Nam với hơn 14 triệu người mang gen và 20000 người cần điều trị y tế. Trẻ mắc Thalassemia được sinh ra bởi các cặp đôi mắc bệnh hoặc mang gen bệnh. 

Triệu chứng điển hình của bệnh nhân mắc Thalassemia là thiếu máu, tan máu, thừa sắt, vàng da,…Nguy hiểm hơn, Thalassemia còn dẫn tới các biến chứng như lách to, biến dạng xương mặt, thậm chí gây phù thai dẫn tới tử vong ở thai nhi.

Bệnh thiếu men G6PD

Thiếu men G6PD cũng là bệnh di truyền gen lặn liên kết NST X. Đây là lý do vì sao bệnh được phát hiện ở các bé trai nhiều hơn các bé gái. Bệnh lý này xảy ra ở những trẻ bị thiếu hụt enzyme (men) G6PD – một loại enzyme có chức năng bảo vệ hồng cầu khỏi sự phá hủy của oxy hóa. Khi không được bảo vệ bởi men G6PD hiển nhiên hồng cầu của các bệnh nhân sẽ dễ vỡ và gây nên các triệu chứng như vàng da, vàng mắt, khó thở, mệt mỏi,…

vi-sao-nen-xet-nghiem-sang-loc-nguoi-lanh-mang-gen-benh-01

Bệnh Teo cơ tủy

Teo cơ tủy (SMA) được biết tới là một căn bệnh nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tới khả năng vận động. SMA xảy ra ở trẻ bị đột biến gen lặn nằm trên NST số 5 dẫn tới hậu quả là các tế bào thần kinh vận động dần bị phá hủy. Bệnh nhân teo cơ tủy (SMA) được nhận diện bởi các biểu hiện đặc trưng như yếu cơ, mất dần khả năng vận động, giảm phản xạ, động kinh,….

Teo cơ tủy là thủ phạm tước đi cơ hội sống một cuộc đời tươi đẹp của con trẻ. Vì vậy sàng lọc gen lặn trước khi mang thai là vô cùng cần thiết.

Bệnh Loạn dưỡng cơ Duchenne

Một căn bệnh di truyền khác cũng ảnh hưởng đến khả năng vận động đó là loạn dưỡng cơ Duchenne. Khác với cơ chế di truyền trên NST thường của bệnh SMA, loạn dưỡng cơ Duchenne là bệnh di truyền gen lặn liên kết NST X có tỷ lệ xảy ra khoảng 1/3500 bé trai. 

Biểu hiện thường gặp nhất ở trẻ mắc loạn dưỡng cơ Duchenne đó là:

  • Yếu cơ, nhược cơ 
  • Cong vẹo cột sống 
  • Nguy cơ tử vong ở tuổi 20 do tổn thương tim và rối loạn hô hấp.

3. Gánh nặng từ bệnh di truyền gen lặn

Bệnh di truyền gen lặn được xếp vào hàng những căn bệnh nghiêm trọng do để lại hậu quả nặng nề về mặt sức khỏe cũng như gây tốn kém cho gia đình, xã hội. 

Phần lớn các bệnh di truyền gen lặn hiện nay đều chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn. Nói cách khác, bệnh nhân sẽ phải sống lay lắt cả đời với bệnh tật và cần một khoản tiền lớn để điều trị y tế. 

Điển hình như bệnh lý tan máu bẩm sinh Thalassemia – bệnh di truyền phổ biến nhất tại nước ta. Cho tới nay, vẫn chưa có một liệu pháp hoàn chỉnh nào có thể điều trị dứt điểm bệnh Thalassemia. Bệnh nhân tan máu bẩm sinh thể trung bình và nặng cần truyền máu và thải sắt định kỳ. Ước tính tổng kinh phí để điều trị cho 1 người mắc Thalassemia trong 30 năm đầu đời là 3 tỷ đồng. Mặc dù phần lớn chi phí này là do BHYT chi trả, tuy nhiên khi gia đình có một người mắc bệnh thì sẽ có vô vàn những khó khăn khác kéo theo.

4. Vai trò của xét nghiệm người lành mang gen bệnh

Sàng lọc người lành mang gen bệnh (Carrier Screening) giúp tầm soát những gen bệnh thể lặn ở các cá nhân/cặp đôi. Gen bệnh thể lặn là thủ phạm gây nên các bệnh lý nguy hiểm. Do đó, phát hiện sớm gen bệnh sẽ giúp các bác sĩ, chuyên gia dễ dàng đưa ra giải pháp hỗ trợ nhằm chấm dứt nguy cơ di truyền. 

Xét nghiệm Carrier Screening tại Viện Công nghệ Di truyền GENOLIFE bao gồm các gói:

  • VISTA 11 bệnh 
  • VISTA 172 bệnh 
  • VISTA 1200+ bệnh 

Ứng dụng công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới NGS tiên tiến nhất hiện nay, xét nghiệm Carrier Screening GENOLIFE đảm bảo cho kết quả chính xác & toàn diện nhất.

vi-sao-nen-xet-nghiem-sang-loc-nguoi-lanh-mang-gen-benh-02

Kết luận

Sàng lọc người lành mang gen bệnh (Carrier Screening) có ý nghĩa quan trọng đối với các cặp đôi chuẩn bị mang thai. Tầm soát sớm gen bệnh nhằm nâng cao chất lượng sức khỏe di truyền cho thế hệ tương lai. Để tiến hành xét nghiệm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi – Viện Công nghệ Di truyền GENOLIFE theo địa chỉ: 

Viện Công nghệ Di truyền GENOLIFE 

Địa chỉ: TT03A-6, Hoàng thành City, Mỗ Lao, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội 

Facebook: https://www.facebook.com/genolife.com.vn 

Email: info@genolife.com.vn

Hotline: 1900.638.023 

Scroll to Top