Mang thai ăn gì để con bụ bẫm mẹ mi nhon?

Mang thai ăn gì để vào con không vào mẹ là nỗi băn khoăn của hầu hết các  mẹ bầu. Bởi cân nặng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con yêu. Trường hợp thai nhi nhẹ cân có thể là dấu hiệu thai chậm phát triển. Ngoài ra, thiếu cân còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé yêu sau khi chào đời. Để biết ăn gì tốt cho bé và không gây mập cho mẹ, hãy cùng GENOLIFE khám phá ngay loạt bí kíp VÀNG dưới đây.

mang-thai-an-gi-de-con-bu-bam-me-mi-nhon-01

1. Đau đầu vì mẹ thừa cân - con thiếu ký?

Ăn gì khi mang thai để cả mẹ và con cùng khỏe mạnh là nỗi thắc mắc của hầu hết các mẹ bầu. Bởi lẽ tăng cân không hợp lý có thể là nguyên nhân dẫn tới rủi ro sức khỏe khi mang thai. 

Nguy cơ đối với các mẹ bầu thừa cân

Mẹ bầu thừa cân có thể đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe, bao gồm:

  • Tiểu đường thai kỳ: Thừa cân làm tăng nguy cơ phát triển thành tiểu đường – một biến chứng nguy hiểm khi mang thai. Mẹ bầu bị tiểu đường nặng khi mang thai dễ có nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 sau sinh. Thậm chí em bé sinh ra cũng gặp một số vấn đề liên quan đến hô hấp và tiểu đường. 
  • Bệnh tim mạch: Tăng cân quá nhanh khi mang thai còn đe dọa tới sức khỏe tim mạch của các thai phụ. 
  • Biến chứng khi sinh: Mẹ bầu thừa cân có thể gặp khó khăn trong quá trình sinh nở. Khó sinh tự nhiên, phải nhờ đến sinh mổ là những điều bà bầu có thể gặp phải khi thừa cân. 
  • Khó về dáng: Ông bà ta đã có câu “nhất dáng nhì da” quả không sai. Vóc dáng có vai trò quyết định tới vẻ đẹp của con người. Việc tăng cân quá nhiều trong thai kỳ sẽ khiến các chị khó về dáng sau sinh và trở nên tự ti về ngoại hình. 

Thai nhi nhẹ cân có ảnh hưởng như thế nào?

Không phải lúc nào mẹ thừa cân thì con cũng mập mạp. Có những vấn đề dở khóc dở cười khi mang thai ấy là: mẹ thì mập mạp còn con lại thiếu cân. Trẻ nhẹ cân hơn so với tiêu chuẩn có một số nguy cơ sức khỏe như: 

  • Nguy cơ sinh non: Theo báo cáo, trẻ nhẹ cân thường có nguy cơ sinh non cao hơn 
  • Vấn đề sức khỏe sau sinh: Các em bé thiếu cân sinh ra thường yếu ớt, sức đề kháng kém và phải chăm sóc đặc biệt. 

2. Mang thai nên ăn gì trong từng giai đoạn để con đủ chất ?

Nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu thay đổi theo từng giai đoạn mang thai. Hãy cùng xem mẹ cần bổ sung gì trong từng tam cá nguyệt nhé!

mang-thai-an-gi-de-con-bu-bam-me-mi-nhon-02

Tam cá nguyệt thứ nhất (tuần 1 - hết tuần 12)

3 tháng đầu thai kỳ là khoảng thời gian quan trọng nhất. Đây là thời điểm thai nhi bắt đầu hình thành các cơ quan như não, tim, gan, phổi…cho nên mẹ bầu cần phải ăn đủ chất. 5 nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu đó là protein, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó việc bổ sung vi chất như axit folic là cực kỳ quan trọng. Bởi axit folic (vitamin B9) là vị cứu tinh trong việc ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi. 

Tam cá nguyệt thứ hai (tuần 13 - hết tuần 27)

Tam cá nguyệt thứ hai là giai đoạn trẻ bắt đầu tăng trưởng nhanh về chiều cao và cân nặng. Lúc này, mẹ cần nhiều năng lượng hơn và nên tăng khẩu phần ăn tới mức 250 kcal/ngày. Ngoài ra, mẹ cũng cần chú trọng bổ sung canxi cho con thông qua nguồn thực phẩm như trứng, sữa,….

Tam cá nguyệt thứ ba (tuần 28 - hết tuần 40)

Trong giai đoạn thai nhi phát triển nhanh, mẹ bầu cần tăng cường dinh dưỡng với khoảng 450 kcal/ngày, tương đương 2 chén cơm và thực phẩm hợp lý. Đảm bảo chế độ ăn đa dạng, bổ sung đủ chất. Nếu tăng cân nhanh, mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn, giảm tinh bột và chất béo, tăng cường rau củ và các chất dinh dưỡng thiết yếu.

3. Ăn gì để thai nhi tăng cân đều đều?

Nếu mẹ đang rơi vào tình huống mẹ mập mạp con nhẹ cân thì cần nhanh chóng điều chỉnh chế độ ăn uống. 

Tinh bột

Tinh bột từ ngô, khoai, gạo giúp bé yêu tăng cân nhanh chóng hơn. Tuy nhiên mẹ chỉ nên ăn khoảng 2-3 bát cơm một ngày để tránh tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung tinh bột từ các loại hạt macca, hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ. 

mang-thai-an-gi-de-con-bu-bam-me-mi-nhon-03

Sữa tươi không đường/ít đường

Sữa rất cần thiết đối với thai nhi bởi chứa đa dạng các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin D, canxi,…Để dinh dưỡng từ sữa chỉ hấp thu vào bé, tránh gây tăng cân cho mẹ, các thai phụ chọn sữa ít đường hoặc không đường. 

Rau củ và trái cây

Rau củ quả luôn là chân ái đối với mẹ bầu trong mọi trường hợp. Lý do bởi đây là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin dồi dào, tốt cho cả mẹ và bé. Một số loại rau củ tốt cho thai kỳ có thể kể tới như cải bó xôi, rau bina, súp lơ, cam, bưởi, kiwi, dâu tây,…

Trứng vịt lộn

Trứng vịt lộn là món ăn đại bổ cho mẹ bầu, chứa rất nhiều chất bổ dưỡng cho thai nhi. Để hấp thu tối đa dinh dưỡng từ trứng vịt lộn, mẹ nên ăn khoảng 2-3 quả 1 tuần. 

mang-thai-an-gi-de-con-bu-bam-me-mi-nhon-04

Protein từ thịt nạc

Protein là chất không thể thiếu để giúp con tăng cân nhanh chóng. Tuy nhiên mẹ nên biết chọn lọc bổ sung protein lành mạnh từ thịt trắng (gà, cá) hoặc thịt đỏ nạc (bò, lợn). 

Kết luận

Trên đây, GENOLIFE đã giúp các mẹ bầu giải đáp thắc mắc “Ăn gì khi mang thai để vào con không vào mẹ”. Chúc các mẹ bầu duy trì cân nặng thật hợp lý và sớm đón bé yêu mạnh khỏe chào đời. 

>>>> XEM THÊM

Scroll to Top